Kết nối với BYAWE ngay!
BYAWE luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng bạn để “Nâng tầm thương hiệu”.
Rebranding hay tái cấu trúc thương hiệu là chiến dịch làm mới thương hiệu ở một vài khía cạnh hoặc toàn diện.
Trong chiến dịch này, doanh nghiệp sẽ thực hiện một số hoạt động như cập nhật/đổi mới hình ảnh thương hiệu của mình, tạo ra sản phẩm mới, thay đổi dịch vụ, tuyên bố định hướng mới hoặc cam kết mới của doanh nghiệp đối với sự phát triển và đi lên trong tương lai.
Mục đích của Rebranding là thay đổi nhận thức, định vị lại thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng và thị trường. chiến dịch này không còn xa lạ hay hiếm thấy vì đã có rất nhiều công ty lớn triển khai liên tục trong suốt nhiều năm như Facebook; Vinamilk; Innisfree;…
Mọi doanh nghiệp khi thực hiện chiến dịch Marketing đều sẽ nhận được những lợi ích của hoạt động đó mang lại mà đôi khi doanh nghiệp không để ý đến. Quá trình triển chiến dịch làm mới thương hiệu cũng như vậy, có những lợi ích tiềm ẩn hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều. Cùng tìm hiểu lợi ích của Rebranding với BYAWE ngay sau đây
Rebranding giúp doanh nghiệp làm mới hình ảnh, từ đó tạo ra một diện mạo chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp muốn tiếp cận các phân khúc khách hàng cao cấp hơn, hoặc khẳng định uy tín trong ngành. Một thương hiệu được tái định vị thành công sẽ dễ dàng gây ấn tượng và tạo dựng lòng tin với khách hàng và đối tác.
Khi thương hiệu được làm mới, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận và thu hút thêm nhóm khách hàng mục tiêu mới. Rebranding giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp rõ ràng hơn, áp dụng các xu hướng thiết kế hiện đại, từ đó tạo sự hấp dẫn với những đối tượng mà họ chưa từng tiếp cận trước đây.
Trong các ngành nghề có tính cạnh tranh cao, thương hiệu cũ kỹ hoặc không nổi bật có thể khiến doanh nghiệp bị lu mờ trước đối thủ. Rebranding giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường. Một thương hiệu được làm mới sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý và giúp doanh nghiệp giữ vững chỗ đứng hoặc thậm chí vượt lên trên đối thủ.
Thị trường luôn thay đổi, và nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng cũng không ngừng biến động. Rebranding giúp doanh nghiệp cập nhật để bắt kịp với những thay đổi này, đảm bảo rằng thương hiệu vẫn phù hợp với thị hiếu hiện tại và tiếp tục đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
Một thương hiệu được tái định vị thành công sẽ nâng cao giá trị tổng thể của doanh nghiệp, không chỉ trong mắt khách hàng mà còn đối với nhà đầu tư, đối tác và nhân viên. Thương hiệu mạnh mẽ, hiện đại và đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp trở thành lựa chọn ưu tiên khi khách hàng cân nhắc các sản phẩm hoặc dịch vụ trong ngành.
Rebranding không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng hiện tại. Khi thương hiệu được làm mới, doanh nghiệp truyền tải thông điệp rằng họ luôn đổi mới và không ngừng cải thiện để mang lại giá trị tốt hơn. Điều này giúp củng cố mối quan hệ với khách hàng và tăng cường lòng trung thành đối với thương hiệu.
Chuyển đổi một số yếu tố nhỏ của thương hiệu cũ để làm thương hiệu mới. Loại chiến dịch Rebranding này khá an toàn, là một cách để doanh nghiệp giữ vững thị phần của mình trên thị trường. Các điều chỉnh nhỏ trong thương hiệu thường được thực hiện như: hiện đại hóa Logo, thay đổi màu sắc, hình ảnh thương hiệu. Bởi vì những khía cạnh này trong định vị thương hiệu có tính cố định nhưng dễ bị lỗi thời theo thời gian.
Ví dụ: Một ví dụ về một doanh nghiệp đã thực hiện việc loại chiến dịch Rebranding này là Airbnb. Trước đây, Airbnb được biết đến với việc kết nối người cho thuê nhà và du khách. Tuy nhiên, sau khi công ty nhận thấy nhu cầu mở rộng và thị trường tiềm năng trong lĩnh vực du lịch và trải nghiệm, họ đã tiến hành một cuộc làm mới thương hiệu
Airbnb đã không chỉ mở rộng dịch vụ cho các hoạt động trải nghiệm du lịch khác, mà còn tập trung vào việc xây dựng cộng đồng và trải nghiệm du lịch cá nhân hóa. Việc thiết kế mới thương hiệu đã giúp Airbnb trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành du lịch và trải nghiệm.
Chiến dịch Rebranding này đề xuất việc kết hợp hai hay nhiều thương hiệu hiện tại để tạo ra một thương hiệu mới. Điều này hiệu quả nhất khi hai thương hiệu có sự liên kết vững chắc.
Ví dụ: Trường hợp của công ty Nestlé và Pfizer Nutrition. Khi Nestlé mua lại công ty Pfizer vào năm 2012, hai thương hiệu này đã hợp nhất để tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
Qua việc kết hợp các sản phẩm và nguồn lực của cả hai công ty, thương hiệu Nestlé Nutrition đã trở thành một trong những định vị hàng đầu trên thị trường quốc tế về sản phẩm dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Điều này minh chứng cho sự thành công của việc làm mới thương hiệu thông qua hợp nhất.
Loại chiến dịch Rebranding đổi mới hoàn toàn thương hiệu liên quan đến việc áp dụng cách tiếp cận mới và xác định chiến dịch cho toàn bộ nền tảng thương hiệu. Khi thương hiệu hiện tại không tương tác được với đối tượng khách hàng mục tiêu hoặc khi doanh nghiệp đang mở rộng sang lĩnh vực mới, việc thực hiện chiến dịch đổi mới toàn bộ thương hiệu sẽ là phương pháp tốt nhất để giúp doanh nghiệp thiết lập hình ảnh thương hiệu chính xác trên thị trường.
Ví dụ: Vào ngày 7/01/2021, Viettel đã chính thức thông báo về việc ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, bao gồm logo, slogan và bảng màu. Thay vì sử dụng bộ màu xanh – vàng – trắng như trước đây trong suốt 16 năm, Viettel đã quyết định thay đổi hoàn toàn thành màu đỏ. Màu đỏ này mang ý nghĩa về sức trẻ và đam mê, cũng như là biểu tượng của màu cờ tổ quốc, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Slogan của Viettel đã được rút gọn thành “Theo cách của bạn”.
Lý do cho việc tái thương hiệu của Viettel là do sự thay đổi to lớn trong chiến lược phát triển, nhấn mạnh rằng Viettel không chỉ là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần nữa, mà sẽ trở thành một doanh nghiệp với sứ mệnh “Tiên phong kiến tạo xã hội số”.
Rebranding để thương hiệu trở nên thu hút hơn là một ý tưởng rất tốt. Tuy nhiên doanh nghiệp cần chọn thời điểm thích hợp để chiến dịch này mang về kết quả tốt nhất. Để biết thời điểm thích hợp để thay đổi, hãy cùng BYAWE tham khảo 5 thời điểm sau đây.
Rebranding là bước không thể thiếu khi thương hiệu muốn có sự thay đổi về tầm nhìn, sứ mệnh và cấu trúc thị trường. Việc điều chỉnh lại tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực để phát triển hướng mới hiệu quả và tối ưu. Rebranding giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội để cải thiện hướng đi hoặc thay đổi giá trị mới, mục tiêu mới của doanh nghiệp.
Thương hiệu là một dạng tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó mang trong mình những giá trị và phản ánh cá tính riêng của tổ chức đó. Tuy nhiên, theo thời gian thay đổi thị trường ngày càng có nhiều xu hướng mới, doanh nghiệp có thể làm mới hình ảnh thương hiệu để có thể bắt kịp xu hướng và thu hút sự chú ý của khách hàng. Ở thời điểm này, thực hiện chiến dịch Rebranding giúp tăng cường lòng tin và lòng trung thành từ phía khách hàng, bởi vì họ nhận thấy doanh nghiệp sẵn sàng thay đổi để theo kịp sự tiến bộ của thời đại để phục vụ họ.
Trong khi thương hiệu chỉ ở lại tại chỗ và giữ nguyên những gì đã cũ thì theo thị hiếu, khách hàng sẽ luôn chọn những sản phẩm/dịch vụ giúp họ giải quyết nhu cầu tốt nhất. Thị trường sẽ liên tục biến đổi mỗi ngày, thị hiếu khách hàng sẽ ngày càng yêu cầu cao hơn. Thương hiệu nên có phương án tự thay đổi, áp dụng chiến dịch Rebranding để mang đến điều mới mẻ cho khách hàng, thu hút và cung cấp cho họ những sản phẩm/dịch vụ tối ưu để giải quyết nhu cầu tốt nhất.
Thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị tác động tiêu cực theo thời gian nếu không được quản lý cẩn thận. Tuy nhiên, thông qua chiến dịch Rebranding, doanh nghiệp có cơ hội để tái khẳng định vị thế của mình trên thị trường và sửa chữa các sai lầm đã xảy ra. Tuy vậy, nhà làm Marketing cần đảm bảo rằng quá trình đổi mới được thực hiện với sự tính toán kỹ lưỡng, chỉn chu và có hướng đi mới phù hợp, hoàn toàn khác biệt với những “vết xe đổ” trước đó.
Rebranding là bước không thể thiếu khi thương hiệu muốn có sự thay đổi về tầm nhìn, sứ mệnh và cấu trúc thị trường. Việc điều chỉnh lại tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực để phát triển hướng mới hiệu quả và tối ưu. Rebranding giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội để cải thiện hướng đi hoặc thay đổi giá trị mới, mục tiêu mới của doanh nghiệp.
Nhận thức rõ ràng về tình hình thị trường, khách hàng thực tế là bước rất quan trọng. Nó làm cơ sở giúp thương hiệu hiểu rõ tình trạng thương hiệu hiện tại để đưa ra các quyết định và hành động phù hợp. Vậy làm như thế nào để đánh giá thương hiệu, BYAWE gợi ý một số công cụ mà nhà quản trị nên dùng để có kết quả tốt nhất như sau:
Ngoài những công cụ trên, doanh nghiệp cần tìm câu trả lời cho các câu hỏi để đánh giá thương hiệu của mình như sau:
Mục đích của nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và chi tiết về môi trường kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Càng có nhiều thông tin hữu ích, doanh nghiệp sẽ càng có nhiều quyết định tỉ lệ thành công cao.
Để nghiên cứu thị trường hiệu quả, doanh nghiệp nên dùng một số ma trận chuyên phân tích thị trường như:
Nhà làm Marketing có thể kết hợp thêm các ma trận phân tích khác tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu thông tin từ doanh nghiệp. Ngoài các ma trận này còn cần kết hợp với việc tổ chức khảo sát để thu thập ý kiến của khách hàng, nhân viên, các bên liên quan về các sản phẩm/dịch vụ.
Tập trung lắng nghe và chắt lọc các câu chuyện và danh tiếng hiện có của thương hiệu trên thị trường. Thông tin sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập thị trường, nắm bắt tình hình các đối thủ cạnh tranh và hiểu được đặc điểm của khách hàng mục tiêu mà thương hiệu nhắm đến.
Sau khi tìm hiểu sâu về thị trường, đối thủ và khách hàng của mình, nhà làm Marketing có thể xác định được những điểm khác biệt của thương hiệu mình so với đối thủ. Những điểm khác biệt đó có thể nằm ở các khía cạnh sau:
Dù là điểm khác biệt nào thì một lời khuyên dành cho các thương hiệu là “không nên cố gắng thu hút tất cả mọi người”. Điểm khác biệt của thương hiệu nên tập trung vào việc tìm kiếm phân khúc thị trường phù hợp và đáp ứng nhu cầu của họ bằng cách tốt nhất để tạo ra tệp khách hàng ổn định cho thương hiệu nhanh chóng.
Trong chiến dịch Rebranding, doanh nghiệp cần lập danh sách chi tiết tất cả các điểm chạm thương hiệu đã từng có và thiết kế thêm các điểm chạm mới nếu cần thiết. Điểm chạm là những điểm độc đáo để thương hiệu tiếp cận khách hàng.
Thương hiệu có thể cải thiện điểm chạm cũ, thiết kế 1 điểm chạm mới hoặc nhiều điểm chạm nhưng đảm bảo rằng những điểm này giúp khách hàng nhận ra được thương hiệu chính xác và nhanh nhất.
Một số điểm chạm BYAWE tổng hợp, bạn có thể tham khảo để thiết kế điểm chạm tốt nhất cho thương hiệu: Logo, phong cách, font chữ, bảng màu, phông chữ, bộ nhận diện thương hiệu, Brand Guideline,…
Chiến dịch Rebranding không chỉ là quá trình cập nhật cách nhìn của khách hàng và thị trường về thương hiệu mà còn là quá trình cập nhật cách nhìn của doanh nghiệp về bản thân. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nguồn nhân lực nội bộ của mình được đào tạo để hiểu rõ về thương hiệu mới. Từ đó họ có thể thực hiện công việc và thể hiện thương hiệu một cách chính xác và nhất quán với bên ngoài.
Thương hiệu mới được tái cấu trúc sẽ không thành công nếu nhân viên không đồng tình rằng thương hiệu mới đó phản ánh đúng các giá trị và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ khi có sự đồng thuận nội bộ thì mới có thể đạt được thành công.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo nhân sự phòng Marketing có khả năng triển khai các kế hoạch truyền thông ra bên ngoài như các chiến dịch truyền thông, nền tảng, trang web và thông báo qua email. Để khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng nhanh chóng hiểu lý do và các khía cạnh làm mới thương hiệu của doanh nghiệp.
Chiến dịch Rebranding cũng giống như chiến dịch ra mắt 1 thương hiệu mới. Bởi vậy nên cần được tiến hành một cách nhanh chóng, chỉnh chu và cẩn thận như lần ra mắt, thậm chí cần phải tốt hơn.
Mục tiêu của việc này là để thông báo cho mọi người biết rằng thương hiệu đã đổi mới trở nên khác biệt hơn, tốt hơn phiên bản thương hiệu cũ đã từng tồn tại trước đây. Bắt buộc phải trình bày lý do doanh nghiệp quyết định thực hiện chiến lược làm mới thương hiệu và ý nghĩa của việc này đối với tương lai của doanh nghiệp là rất quan trọng. Theo tâm lý của con người, đa số mọi người không thích sự thay đổi đột ngột và họ cảm thấy thoải mái hơn với những thứ quen thuộc hoặc khi thông tin được truyền đạt, phân tích và giải thích một cách rõ ràng, khéo léo.
Tiếp theo, doanh nghiệp phải chỉ được ra những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được từ việc thương hiệu tái cấu trúc để họ ấn tượng hơn nữa. Và đảm bảo để tránh rắc rối pháp lý, hãy đăng ký bảo vệ thương hiệu mới trước khi xảy ra bất kỳ tranh chấp hoặc vấn đề pháp lý nào.
Bước cuối cùng trong quy trình Rebranding đóng vai trò lớn trong toàn bộ chiến dịch bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp rút kinh nghiệm để thực hiện chiến dịch tốt hơn ở hiện tại và tương lai. Đó là bước nhận phản hồi của cộng đồng và thực hiện điều chỉnh phù hợp cho thương hiệu mới được tái cấu trúc để chiếm được nhiều cảm tình và sự ủng hộ của khách hàng tiềm năng.
Mục đích của bước này là để doanh nghiệp hiểu rõ hơn cảm nhận của mọi người về thương hiệu mới, nắm tình hình của các hoạt động truyền thông, đánh giá được tác động của chiến lược làm mới thương hiệ
BYAWE luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng bạn để “Nâng tầm thương hiệu”.