Bảo hộ thương hiệu là gì? Quy trình bảo hộ thương hiệu

Có một hiện trạng đang diễn ra phổ biến ở rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đó là “quên mất” bảo hộ thương hiệu độc quyền. Điều này lại là “con dao hai lưỡi” tạo điều kiện cho doanh nghiệp xấu lợi dụng. Ví dụ điển hình là Meet More bị Cơ quan nhãn hiệu Hàn Quốc (KIPO) từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu cà phê trái cây Việt do có đơn vị khác đăng ký trước. Tháng 7/2000 Trung Nguyên bị đánh cắp nhãn hiệu tại Mỹ bởi chính đối tác khi đang thương thảo, chưa đi đến ký thỏa thuận hợp đồng

Vậy bảo hộ thương hiệu là gì? Quy trình bảo hộ thương hiệu gồm bao nhiêu bước? Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu là bao nhiêu tiền? Hãy cùng BYAWE tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.

Bảo hộ thương hiệu là gì? Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu - WEBICO BLOG

Thương hiệu là gì?

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới – WIPO: 

“Thương hiệu là “dấu hiệu”  hữu hình hoặc vô hình đặc biệt giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, cung cấp bởi một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp”

Có thể hiểu, thương hiệu là tất cả yếu tố hữu hình (tên, logo, hình ảnh, slogan…) và vô hình (tầm nhìn, tư duy, giá trị cốt lõi, trải nghiệm) mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng mục tiêu. Là dấu hiệu giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Một thương hiệu thành công là thương hiệu được người tiêu dùng nhớ tới đầu tiên và nhận ra ngay giữa các đối thủ cạnh tranh. Điều này xảy ra khi người tiêu dùng đã nhận được các giá trị, lợi ích, lời hứa từ doanh nghiệp theo thời gian trải nghiệm. 

Bảo hộ thương hiệu là gì?

Bảo hộ thương hiệu (tiếng Anh là Brand protection hay Trademark protection) là quá trình doanh nghiệp đăng ký thương hiệu với cơ quan quản lý thương hiệu hoặc cục quản lý sở hữu trí tuệ. Sau đó, được toàn quyền sử dụng cũng như bảo vệ thương hiệu tại quốc gia đăng ký. 

Mục tiêu của việc bảo hộ thương hiệu nhằm đảm bảo thương hiệu không bị sao chép, sử dụng hoặc kinh doanh trái phép không có sự cho phép của chủ sở hữu. Ngoài ra, đảm bảo tính độc quyền của một doanh nghiệp góp phần xây dựng lòng tin với người tiêu dùng, đối tác, khách hàng và tạo vị thế cạnh tranh công bằng trên thương trường. 

Bảo hộ thương hiệu quan trọng như thế nào?

Mỗi sản phẩm, dịch vụ là tâm huyết, chất xám người chủ và bao người làm việc trong một doanh nghiệp. Chính vì thế, đăng ký bảo hộ thương hiệu là tạo “tấm khiên” giúp doanh nghiệp bảo vệ chính mình trước những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh. Khi bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích sau đây.  

  • Xác lập quyền sở hữu hợp pháp với thương hiệu. 
  • Được pháp luật bảo vệ về mặt pháp lý nên gia tăng uy tín, danh tiếng của thương hiệu trên thị trường. 
  • Có thể áp dụng những biện pháp pháp lý mạnh khi phát hiện hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu bồi thường nếu phát sinh thiệt hại. 
  • Phòng ngừa các rủi ro về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 
  • Gia tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. 
  • Gia tăng độ nhận diện thương hiệu và xây dựng niềm tin với khách hàng. 
  • Bảo hộ thương hiệu tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và nhượng quyền kinh doanh. 
  • Dễ dàng quảng bá thương hiệu rộng rãi đến khách hàng mà không cần nhắc đến tên công ty.
  • Tránh khả năng nhầm lẫn với thương hiệu khác có mặt trên thị trường. 
  • Không cần lo lắng thương hiệu bị trùng vì luật sở hữu trí tuệ đã ngăn chặn hành động gây nhầm lẫn thương hiệu như tên gọi, hình ảnh, logo, slogan v.v.  

Hiện nay, ở Việt Nam đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc không bắt buộc. Nhưng nếu nhìn từ khía cạnh kinh doanh lâu dài và muốn mở rộng thì đây là việc nên làm. Có thể khẳng định, bảo hộ thương hiệu chính là đang bảo vệ tài sản. 

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm những gì?

Thông thường, một bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Tờ khai đăng ký thương hiệu – 2 bản;
  • Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ sở hữu (áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là cá nhân);
  • Bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là công ty)
  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện);
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin chứng minh quyền sở hữu; 
  • 5 mẫu thương hiệu cần bảo hộ (kích thước lớn hơn 2x2cm và không vượt quá 8x8cm);
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mà thương hiệu đăng ký;
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Đặc biệt, trong trường hợp đơn đăng ký thương hiệu thuộc về tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận sẽ cần bổ sung thêm các tài liệu như: 

  • Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng, khu vực địa lý hay đặc điểm đặc trưng đặc thù của sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu được đăng ký bảo hộ; 
  • Văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu thương hiệu có chứa yếu tố địa danh).
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên.

Tại Việt Nam, chỉ cá nhân và tổ chức mới có thể tự nộp đơn đăng ký thương hiệu. Đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài chỉ có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam qua một tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. 

Đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu và một số điều cần lưu ý - Luật sở hữu trí tuệ

Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu 

Thông thường, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ trải qua các bước sau đây:

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn mẫu đăng ký bảo hộ thương hiệu

Cá nhân và tổ chức sẽ tìm đơn vị thiết kế bộ nhận diện thương hiệu dựa trên ý tưởng và mong muốn. Đồng thời, bên thiết kế có thể đưa ra mẫu để khách hàng dễ dàng chọn ra kiểu mẫu phù hợp. Cuối cùng là chọn ra mẫu logo, tên gọi thích hợp. 

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu

Tiến hành tra cứu sơ bộ và chuyên sâu để loại trừ thương hiệu trùng lặp về hình ảnh, tên gọi cũng như đảm bảo tỷ lệ đăng ký bảo hộ cao nhất có thể. Việc tra cứu sẽ loại trừ những thương hiệu đã được và đang chờ xét duyệt bảo hộ thương hiệu. 

Chủ sở hữu thương hiệu chỉ nên làm việc với một đơn vị có khả năng thực hiện từ thiết kế, tra cứu và đăng ký bảo hộ thương hiệu để tối ưu hiệu quả. 

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Sau khi thương hiệu thông qua vòng tra cứu. Chủ sở hữu sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu như ở trên để nộp tại cơ quan có thẩm quyền. 

Bước 4: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục SHTT

  • Nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng hoặc Tp. Hồ Chí Minh. 
  • Sau khi nộp đơn sẽ được ghi nhận ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu và cấp số nhận đơn. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xác nhận đơn đăng ký hợp lệ. 
  • Theo dõi tiến trình đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ. 

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

  • Trong vòng 1-2 tháng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hình thức đơn để đảm bảo thông tin được khai đúng, chính xác về nhóm ngành nghề đăng ký bảo hộ và tư cách pháp lý của chủ đơn. 
  • Kết thúc, Cục sẽ thông báo kết quả xét hình thức của đơn hợp lệ hay không hợp lệ. 
  • Trường hợp hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn.
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn. Yêu cầu chủ sở hữu phải sửa đổi/bổ sung thêm thông tin, tài liệu trong đơn đăng ký.

Bước 6: Công bố kết quả trên Công báo số 

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả về khả năng hợp lệ của hình thức đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo số ra hàng tháng. Bạn có thể tra cứu thông tin tại website của Cục là NOIP.GOV.VN

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu 

Trong vòng 9-12 tháng kể từ ngày kết quả đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố. Cục SHTT sẽ tiến hành đánh giá khả năng bảo hộ của thương hiệu được nêu trong đơn để quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ: 

  • Cấp văn bằng khi thương hiệu nêu trong đơn đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ, người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ. Sau đó, Cục SHTT sẽ ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về quyền sở hữu và công bố trên Công báo sở hữu trí tuệ.  
  • Từ chối cấp văn bằng khi thương hiệu không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ. 

Bước 8: Nộp phí cấp văn bằng bảo hộ đăng ký thương hiệu

Đây là phí bắt buộc chủ sở hữu cần đóng để được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu. 

Trong thời hạn khoảng 02 tháng, cá nhân và tổ chức sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu.

Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu 

Rất khó để trả lời cho câu hỏi “đăng ký bảo hộ thương hiệu bao nhiêu tiền?” Bởi chi phí này phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn của chủ sở hữu thương hiệu. Hiện nay, chi phí cho dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu giữa các công ty cũng có sự chênh lệch rất lớn. Dịch vụ có giá thành cao sẽ đi kèm với sự tiện lợi, hiệu quả và nhanh chóng. 

Nếu chỉ tính riêng dịch vụ đăng ký bảo hộ, khách hàng thường sẽ phải chi trả các khoản sau: 

  • Tra cứu chuyên sâu thương hiệu trên dữ liệu của Cục SHTT; 
  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Công bố đơn;
  • Tra cứu phục vụ thẩm định nội dung;
  • Thẩm định nội dung;
  • Thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi.

Trừ dịch vụ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và công bố đơn, phí các dịch vụ còn lại sẽ nhân lên theo số lượng nhóm ngành nghề, dịch vụ mà thương hiệu muốn đăng ký bảo hộ độc quyền. 

Để đảm bảo phí đăng ký bảo hộ thương hiệu không bị phát sinh quá ngân sách dự trù. Cá nhân cũng như tổ chức nên tìm kiếm và tham khảo nhiều nguồn có sự so sánh để tìm ra giải pháp, đơn vị cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý.

Những lưu ý khi bảo hộ thương hiệu bạn cần biết

  • Mỗi đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ theo Bảng phân loại Ni-xơ. 
  • Thương hiệu đăng ký bảo hộ càng nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ thì chi phí càng cao. 
  • Sau khi cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu, nếu phát sinh thêm nhóm sản phẩm, dịch vụ muốn bảo hộ. Chủ sở hữu sẽ phải đăng ký đơn mới mà không được kê khai hay bổ sung vào văn bằng đã cấp. 
  • Nên đăng ký bảo hộ thương hiệu trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh để tránh bị đánh cắp hoặc xâm phạm thương hiệu. 
  • Bắt buộc phải tra cứu sơ bộ và chuyên sâu để tránh trùng lặp cũng như mất thời gian và phí đăng ký. 
  • Nộp đơn đăng ký bảo hộ càng sớm, quyền ưu tiên càng cao. Khi nộp đơn muộn, rất dễ bị từ chối. 
  • Nếu chỉ đăng ký bảo hộ một phương án, chủ sở hữu nên chọn màu sắc chủ đạo của thương hiệu là đen chắc. Khi đăng ký sẽ được bảo hộ bởi tất cả gam màu cơ bản trong quá trình sử dụng thương hiệu về sau. 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ các thắc mắc về bảo hộ thương hiệu là gì? Nếu bạn đang cần thiết kế nhận diện thương hiệu độc đáo mang đậm bản sắc riêng cũng như đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền. Hãy liên hệ đến BYAWE qua Fanpage hoặc Website của chúng tôi ngay nhé để được tư vấn tận tình.  

BYAWE – Xây dựng thương hiệu toàn diện

VPDD: Tầng 3, tòa nhà Ban Cơ Yếu Chính Phủ, số 43 Lê Văn Lương, Hà Nội

Hotline: 0971 408 009

Email: info@byawe.com.vn

Các tin tức khác:

  • Cách đặt tên thương hiệu ấn tượng tạo dấu ấn riêng

    Trong thế giới kinh doanh hiện đại, tên thương hiệu không chỉ là một cái tên mà còn là linh hồn, là dấu ấn giúp khách hàng nhận diện và ghi nhớ doanh nghiệp. Một cái tên ấn tượng, sáng tạo không chỉ thu hút sự chú ý mà còn giúp thương hiệu truyền tải…

  • Dịch vụ thiết kế lịch Tết: Cầu nối thương hiệu với khách hàng qua từng khoảnh khắc

    1. Ý nghĩa của lịch Tết trong văn hóa Việt Nam Lịch Tết không chỉ là công cụ theo dõi ngày tháng mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Tại Việt Nam, lịch Tết thường được sử dụng như một món quà tri ân đối tác, khách hàng và nhân viên. Những thiết…

  • Thiết kế hộp quà tết đẹp mắt sang trọng

    1. Ý nghĩa của hộp quà Tết trong văn hóa Việt Nam Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp lễ lớn nhất trong năm mà còn là thời điểm để gắn kết tình thân, thể hiện lòng tri ân và xây dựng mối quan hệ bền chặt. Một hộp quà Tết được thiết kế đẹp…

  • Thiết kế nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

    Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc thiết kế nhận diện thương hiệu đóng vai trò quản trọng trong việc khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Nhận diện thương hiệu không chỉ là bộ mặt thị, mà còn là yếu tố giúp truyền tải giá trị cốt…

  • 7 cách đặt tên thương hiệu thông dụng và gây ấn tượng nhất

    Bạn biết hiện nay trên thị trường có hàng triệu thương hiệu đang tồn tại với những tên gọi khác nhau, vậy giữa những sản phẩm/ dịch vụ trong cùng một lĩnh vực như vậy, làm cách nào khách hàng có thể phân biệt và lựa chọn thương hiệu của bạn? Đáp án chính là…

  • Khám phá 8 cách xây dựng chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu

    Một thương hiệu để khách hàng có thể nhận biết và ghi nhớ sẽ cần trải trải qua một hành trình dài để gây dựng độ nhận diện.  Vậy làm thế nào để tạo ra sự khác biệt hóa đó, hãy cùng BYAWE khám phá 8 cách giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược maarrketing…

  • Thế nào là Bộ nhận diện thương hiệu?

    Đối với mỗi doanh nghiệp, bộ nhận diện thương hiệu giúp hình ảnh về thương hiệu được lan tỏa và xuất hiện rộng rãi, tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Vậy trong bài viết dưới đây hãy cùng BYAWE tìm hiểu những điều cần biết về một bộ nhận diện thương…

  • Những điều cần biết về thiết kế Logo chuyên nghiệp và ấn tượng

    Trên thị trường rộng lớn giữa sự cạnh tranh của hàng triệu thương hiệu, thì Logo luôn là “điểm nhấn” đầu tiên khiến khách hàng ghi nhớ và chú ý tới. Để thu hút các khách hàng tiềm năng, mỗi doanh nghiệp cần phải có logo mang dấu ấn, bản sắc riêng để tạo sự…

  • 15+ mẫu logo thương hiệu nổi tiếng thế giới và câu chuyện đằng sau

    Apple, Nike, Adidas, Unilever… là những hình ảnh bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, xung quanh chúng ta, hằng ngày. Chúng không chỉ được mệnh danh là những logo thương hiệu nổi tiếng thế giới mà thậm chí còn có tầm ảnh hưởng lớn vượt mọi thời đại.  Nhưng đã bao giờ…

  • 8 yếu tố cơ bản khi thiết kế bao bì cho sản phẩm FMCG

    Thiết kế bao bì cho sản phẩm FMCG là bạn đang kể câu chuyện với khách hàng. Mỗi ngày, mỗi giờ trên thị trường luôn có thêm sản phẩm mới và bao bì mới xuất hiện. Những câu chuyện cũng từ đó được kể thông qua hình ảnh, con chữ, màu sắc.  Vậy, bạn nghĩ…